Tối đa hóa năng lực nhân viên hiệu quả

Đừng bao giờ hô hào khẩu hiệu suông, phải tạo cơ chế, mục tiêu hướng tới sự minh bạch, công bằng, thưởng phạt công minh, có như vậy mới phát huy hết khả năng của nhân viên.

Tìm được nhân tài luôn là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp. Nhưng giữ chân, sử dụng nhân tài hiệu quả đôi khi còn khó hơn. Đây luôn là câu hỏi đau đầu nhất của chủ doanh nghiệp, trưởng bộ phận,…Để giúp tối đa hoá năng lực nhân viên trong thời kỳ khó khăn, xin chia sẻ với các bạn những bí quyết sau:

Đánh giá tiềm năng từng nhân viên


Quản lý giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực, khơi gợi tiềm năng giúp nhân viên hăng hái làm việc. Mỗi cộng sự dưới quyền đều có điểm mạnh, yếu và hoàn toàn có khả năng mắc lỗi. Đây là một trong những công việc đòi hỏi nghệ thuật ứng xử khéo léo của lãnh đạo. Đạt được mục đích nhưng không gây tổn thương đến lòng tự trọng nhân viên là điều bạn cần lưu ý.

Chỉ tiêu đánh giá năng lực luôn là điều mọi thành viên công ty lưu tâm. Việc thông tin cho nhân viên cụ thể từng chỉ tiêu là một bước cần thiết. Từ đó, họ có thể cải thiện kỹ năng, kiến thức để nâng cao hiệu suất làm việc.

Lựa chọn đúng vị trí

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của một tổ chức. Mọi nhà quản lý, điều hành nên đặt mối quan tâm về con người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển tổ chức.

Mọi ứng viên đều mong muốn vị trí phát huy hết năng lực của bản thân. Đừng lựa chọn vị trí theo cảm tính hay ấn tượng ban đầu. Việc lắng nghe, thấu hiểu từng ứng viên sẽ gia tăng cơ hội chọn đúng người, đúng việc.

Đào tạo thường xuyên

Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đào tạo là vô ích, tốn chi phí. Đây thực sự là một nhận thức sai lầm. Muốn xây dựng được thương hiệu uy tín, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp. Chỉ 1 phương pháp duy nhất: doanh nghiệp phải tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên học hỏi, bổ sung kiến thức mới.

Các chương trình đào tạo thường kết hợp truyền đạt kiến thức và chia sẻ. Qua những buổi huấn luyện không chỉ trang bị cho nhân viên các kỹ năng nghề nghiệp, còn tạo điều kiện gắn bó với nhau hơn.

Khuyến khích lập kế hoạch nghề nghiệp

Mục tiêu công việc là một phần quan trọng trong đánh giá nhân viên. Hãy khuyến khích cấp dưới thiết lập mục tiêu công việc rõ ràng. Như vậy nhân viên sẽ có trách nhiệm với công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trong hầu hết các công ty, nhân viên và ban giám đốc có hai mục tiêu khác biệt nhau. Cần thông tin cho nhau để tìm ra tiếng nói chung. Tránh trường hợp không bên nào thỏa mãn, thậm chí hiểu lầm cho nhau. Hãy định hướng kế hoạch nghề nghiệp của nhân viên xây dựng theo sát chiến lược của doanh nghiệp. Bí quyết này là nền tảng cho mọi thứ khác.

Giữ “lửa” cho nhân viên.

Khi nhân viên bỗng nhiên mất lửa trong công việc, làm sao để thắp lại lửa cho họ? Bạn cần lưu ý rằng cả điều kiện bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp đều có thể tác động khiến nhân viên mất lửa, để từ đó có cách ứng xử thích hợp. Với những vấn đề cá nhân tác động, bạn khó có thể kiểm soát được. Nên lắng nghe ý kiến của nhân viên và thấu hiểu họ, để sẵn sàng giúp đỡ.

Hãy nhạy bén với những vấn đề làm tắt lửa nhiệt tình như điều kiện làm việc, thời gian làm việc kéo dài và xung đôt nội bộ nhân viên với nhau. Chính mối quan hệ gần gũi với nhân viên sẽ giúp bạn kịp thời giải quyết rắc rối ngay khi điều đó xảy ra.

Khen thưởng & động viên.

Hãy nhớ khen ngợi nhân viên ngay lúc đầu, khi mà họ bắt đầu hiểu và thực hiện được gần đúng công việc. Đừng chờ đến khi nhân viên làm thật đúng rồi mới khen. Những việc làm gần đúng sẽ tạo nên một việc làm thật đúng. Ngoài ra, đừng bao giờ khiển trách hoặc phạt nhân viên khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm tốt công việc.

Đừng bao giờ hô hào khẩu hiệu suông, phải tạo cơ chế, mục tiêu hướng tới sự minh bạch, công bằng, thưởng phạt công minh, có như vậy mới phát huy hết khả năng của nhân viên.

Chú trọng văn hoá công ty

Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện cái tâm của nhà quản lý giỏi. Xét về mặt cảm tính, bạn thường có thiện cảm khác nhau với từng nhân viên, nhưng trong tổ chức phải tỏ ra không thiên vị và quan tâm đồng đều. Làm việc dưới quyền quản lý giỏi công tâm, biết động viên khích lệ, sự gắn bó trung thành với công ty chắc chắn sẽ cao.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *