6 bước cho lần đầu xin việc thành công nhất
Tất cả những hành động dù lớn hay nhỏ đều nói lên bạn là người chuyên nghiệp. Dù bạn chưa đi làm ngày nào nhưng bạn cũng nên sắm cho mình những
Bạn mới ra trường và đang chuẩn bị tìm việc. Bạn sẽ không khỏi lúng túng vì không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Đây là những gợi ý có ích dành cho bạn:
1. Xác định rõ mục tiêu
Hãy xem xét về sở thích, những ưu khuyết điểm của bản thân khi chọn công việc trong tương lai. Hãy đọc những tài liệu về lĩnh vực bạn yêu thích, hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để hiểu biết thêm. Điều quan trọng nhất là bạn xác định được mục tiêu rõ ràng và mục tiêu đó lại phù hợp với thế mạnh của bạn.
2. Tìm hiểu thông tin của mục tiêu
Điều cần thiết không kém là tìm hiểu càng nhiều càng tốt thông tin về công ty mà bạn có ý định xin vào. Những thông tin đó sẽ giúp bạn cân nhắc trong những lựa chọn sau này. Bạn có thể tìm hiểu về công ty qua các website, qua báo chí hay thậm chí là nói chuyện với những nhân viên đang làm việc tại công ty. Bạn cũng cần đánh giá sự vững bền, ổn định cũng như khả năng tồn tại lâu dài của công ty đó.
3. Sử dụng “công cụ” một cách hợp lý
“Công cụ” ở đây chính là đơn xin việc, thử giới thiệu kèm theo và thông tin về nơi bạn sẽ xin tuyển. Đặc biệt là đơn xin việc và thư giới thiệu bản thân phải dễ hiểu, dễ nhìn để khi đọc nó nhà tuyển dụng thấy được thế mạnh và kinh nghiệm của bạn một cách rõ ràng nhất.
Cần lưu ý một số điều sau:
• Phải biết rõ mẫu đơn xin việc nào là phù hợp với vị trí mình xin tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn xứng đáng với vị trí họ cần.
• Khi viết đơn xin việc hay thư giới thiệu, bạn nên tập trung vào những thành quả đã đạt được hơn là miên man kể về những kinh nghiệm thông thường bạn có.
• Sử dụng ngôn từ rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.
• Nếu hiện tại bạn là người thiếu kinh nghiệm, hãy đi làm bán thời gian, tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp hay những hoạt động tình nguyện. Tuy đó không phải là những kinh nghiệm chuyên môn mà nhà tuyển dụng cần nhưng chúng cho thấy bạn đã quen được với môi trường làm việc tập thể.
4. Tận dụng thông tin
Có được thông tin nhanh, chính xác là một lợi thế lớn. Do đó, hãy tận dụng mọi nguồn thông tin bạn có được: thông tin từ văn phòng giới thiệu việc làm của trường, từ những người bạn đã tốt nghiệp trước bạn và giờ đang đi làm, hay bạn bè của bố mẹ… Hãy gửi thư cho bất cứ ai bạn quen biết và thấy rằng người đó có khả năng giúp bạn.
5. Hãy tỏ ra mình là người chuyên nghiệp
Tất cả những hành động dù lớn hay nhỏ đều nói lên bạn là người chuyên nghiệp. Dù bạn chưa đi làm ngày nào nhưng bạn cũng nên sắm cho mình những bộ cánh công sở phù hợp và hãy mặc nó khi đi phỏng vấn thay cho những bộ đồ thời sinh viên; sẵn sàng để nhận điện thoại đi phỏng vấn bất cứ lúc nào, tránh để nhà tuyển dụng phải gọi cho bạn đến lần thứ hai… Tất cả điều đó sẽ cho thấy phần nào bạn là người chuyên nghiệp trong công việc, và bạn càng chứng tỏ được bao nhiêu thì cơ hội chiến thắng của bạn càng tăng bấy nhiêu.
6. Không bao giờ từ bỏ
Thế giới công sở thực sự có thể là một thế giới đầy thử thách. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng nó không giống như những gì bạn mong đợi trước đây. Bạn có thể sẽ phải bắt đầu công việc từ đầu với rất nhiều khó khăn. Hãy kiên trì, tự tin, bạn sẽ thành công.
Leave a Reply