Nghề nhân sự và những tố chất quan trọng

Người nhân sư phải là người có trách nhiêm với công việc. Trách nhiệm ở đây thể hiện ở việc chăm lo cho lợi ích của toàn thể nhân viên về các

Nghề nhân sự là nghề đòi hỏi những người làm nghề phải có tính cách năng động, linh hoạt để xử lý công việc cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự tại công ty

Người làm nghề nhân sự và làm nghề giỏi phải là người có đấy đủ các tố chất như: có tầm nhìn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, biết lắng nghe và chia sẻ đúng thời điểm…
Biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu
Người làm nghề nhân sự cần phải biết lắng nghe từ 2 phía, từ phía giám đốc và nhân viên tại công ty để có thế ghi nhận, chia sẻ và đảm bảo quyền lợi 2 bên. Kỹ năng lắng nghe là điều cần thiết và cần phải có với bất cữ ngành nghề nào, nhưng với nghề nhân sự, nó còn đặc biệt quan trọng hơn bởi nhân sự là cầu nối giữa nhân viên trong công ty và ban giám đốc, vì vậy, nếu không thấu hiểu, ghi nhận và chia sẻ thì sẽ không đảm bảo sự hoạt động ổn định của công ty.
Có tầm nhìn

Nghề nhân sự, người làm nghề phải thường xuyên có những đánh giá về nhân sự vì vậy, họ phải là người có tầm nhìn. Tầm nhìn ở đây là khả năng quan sát, đánh giá nhân sự để nhìn ra được năng lực, tố chất của họ với công việc, khả năng thăng tiến….Người nhân sự còn phải biết nhìn xa trông rộng để phân tích và đưa ra những ý kiến đống góp tốt với công ty nhằm đảm bảo hoạt động ổn định được tốt và bền vững nhất.
Có trách nhiệm với công việc
Người nhân sư phải là người có trách nhiêm với công việc. Trách nhiệm ở đây thể hiện ở việc chăm lo cho lợi ích của toàn thể nhân viên về các vấn đề như: Chính sách đào tạo, lương bổng, phúc lợi xã hội và cách phải tổ chức bộ máy nhân sự thế nào cho thật hiệu quả . Tận tụy với nghề được xem như là có trách nhiệm và lòng đam mê với nghề . Tận tâm với nghề là hết lòng cống hiến cho công việc chung của công ty, doanh nghiệp và cả người lao động. Hết lòng hết sức, không quản ngại khó khăn để đưa ra nhiều ý tưởng, chính sách có lợi cho người lao động. Hơn nữa nhà quản trị nhân sự cũng cần đặt mình vào vị trí của người lao động để thấu hiểu, đồng cảm từ đó chăm sóc sâu sắc hơn đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của người lao động.
Ví dụ: Người làm nghề nhân sự nên biết ngày sinh nhật của nhân viên để thay mặt Giám đốc tặng hoa và chúc mừng sinh nhật hay chung vui vào những buổi tiệc cưới của thành viên trong công ty. Tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp mà vai trò kết nối của người quản lý nhân sự khác nhau. Đối với những chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhân sự thì nghiệp nhân sự là cái nghiệp đầy tình người và tính nhân văn.
Biết đánh giá đúng và định hướng phát triển khả năng của nhân viên
Người làm nhân sự là làm việc với con người, phát triển nguồn nhân lực của công ty.Do vậy người làm việc trong nghề nhân sự cần biết cách đánh giá năng lực và có định hướng tốt cho việc phát triển khả năng của nhân viên. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, điểm yếu riêng do đó phát triển đúng nhân lực, phát huy được nhân tài của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp là điểm mấu chốt đánh giá năng lực quản lý nhân sự .

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *