7 mẹo giữ bí mật tuyệt đối “Kế hoạch tìm việc mới”

Sự sụt giảm hiệu suất trong khi làm việc là một dấu hiệu cho thấy tâm trí của bạn đang lơ lửng ở một nơi khác. Hãy tập trung 100% sức lực cho

Bạn đang có kế hoạch nhảy việc? Làm thế nào để vừa tìm được việc vừa không bị những thông tin rò rỉ ra ngoài trước khi bạn tìm được một công việc như ưng ý? Hãy cùng NIC HR tìm hiểu 7 mẹo sau để kế hoạch tìm việc mới của bạn luôn nằm trong bí mật.

1. Kiểm tra thông tin liên lạc trên CV
Kiểm tra lại phần thông tin liên lạc bạn cung cấp trên CV. Hãy nhớ dùng tài khoảng cá nhân chuyên nghiệp chứ không phải địa chỉ email công việc của công ty hiện tại.

2. Đừng “trốn giờ làm” để đi phỏng vấn
Bạn sẽ luôn có tâm trạng lo lắng, bồn chồn vì sợ bị phát hiện nếu “trốn” ra ngoài trong giờ làm để đi phỏng vấn. Điều đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu năng phỏng vấn của bạn. Hãy cố gắng sắp xếp phỏng vấn sau giờ làm hoặc xin nghỉ vào ngày nghỉ phép hằng năm để có thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn.

3. Cẩn thận với mạng xã hội
Khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, hãy chú ý giữ những hoạt động cá nhân của bạn và không chia sẻ bất kỳ thông tin liên lạc hoặc những câu chuyện liên tưởng, liên quan đến tìm kiếm công việc của bạn.

4. Giữ hiệu suất làm việc ổn định
Sự sụt giảm hiệu suất trong khi làm việc là một dấu hiệu cho thấy tâm trí của bạn đang lơ lửng ở một nơi khác. Hãy tập trung 100% sức lực cho công việc tại công ty hiện tại, cho đến khi bạn chắc chắn đã sẵn sàng để thông báo kế hoạch mới của bản thân

5. Cập nhật lại phần cài đặt trên tài khoản Linkedin (Nếu bạn đang sử dụng)
Nếu bạn đang sử dụng LinkedIn, hãy kiểm tra các thiết lập của bạn để đảm bảo mạng cua bạn không tự động cập nhật khi bạn thêm một thông tin gì mới về hồ sơ của bản thân. Một loạt các cập nhật và bổ sung vào hồ sơ sẽ khơi dậy sự nghi ngờ đối với bộ phận tuyển dụng trong công ty bạn. Bởi tâm lý mọi người hầu hết sẽ bắt đầu “trang trí” lại hồ sơ khi họ có nhu cầu tìm kiếm công việc mới.

6. Giữ bí mật phần thông tin tham khảo
Giữ thông tin phần tham khảo cho đến khi bạn nhận được một đề nghị rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc công ty mới liên hệ quá sớm với người trong danh sách tham khảo của bạn, trước khi bạn có một cơ hội để nói chuyện với họ.

7. Chuẩn bị trang phục riêng cho buổi phỏng vấn sau giờ làm
Nếu bạn tham dự một buổi phỏng vấn sau giờ làm, hãy chuẩn bị một bộ quần áo để thay sau khi tan làm thay về mặc luôn từ lúc đi làm. Nếu ngày thường bạn ăn mặc khá phóng khoáng, nhưng trong ngày phỏng vấn, bạn ăn mặc nghiêm túc ngay từ lúc đi làm sẽ khiến bạn bị chú ý hơn

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *